194 lượt xem

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Alzheimer

vat ly tri lieu ba ria vung tau

Bệnh Alzheimer được coi là căn bệnh trầm trọng của não bộ, là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Hiện nay, chưa có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh, việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. 

Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Căn bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.

Tuy nhiên đây không phải là sự lão hóa bình thường, vì vậy đừng nhầm lẫn Alzheimer với hiện tượng suy giảm trí nhớ thông thường ở người già.

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

Hiện nay vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên các nhà khoa học có đưa ra một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer:

  • Do rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
  • Do sự tích tụ của một loại protein ở trong não dẫn đến chết dần các tế bào não.
  • Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh.

Triệu chứng của bệnh Alzheimer

Giai đoạn tiền mất trí nhớ

  • Cảm thấy khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây và khó tiếp thu thêm thông tin mới.
  • Suy giảm nhận thức nhẹ.
  • Giảm sự tập chung, chú ý, thờ ơ với mọi việc.

Giai đoạn bệnh Alzheimer nhẹ

  • Trí nhớ ngày càng kém và khó có khả năng học hỏi.
  • Quên một số việc đã xảy ra trong quá khứ
  • Suy giảm chức năng ngôn ngữ như giảm vốn từ, giảm sự lưu loát dẫn đến giảm khả năng nói và viết.

Giai đoạn khá nặng

  • Thường xuyên đi lang thang, khó chịu, tính khí trở nên hung hăng
  • Hội chứng thay đổi tính khí lúc hoàng hôn có thể xuất hiện.
  • Có triệu chứng ảo giác
  • Ở giai đoạn này người bệnh có thể không nhận ra được người thân
  • Người bệnh dễ bị ngã
  • Người bệnh mất dần khả năng thực hiện các hoạt động vận động sinh hoạt hàng ngày.
  • Người bệnh không nhớ được từ vựng, dùng sai từ để diễn tả, khả năng đọc viết dần mất đi.

Giai đoạn bệnh Alzheimer nặng

  • Thờ ơ và cơ thể luôn cảm thấy kiệt sức.
  • Khả năng ngôn ngữ giảm cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ.
  • Mất khả năng tự ăn uống
  • Thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường

Các biến chứng của bệnh Alzheimer

Bệnh khi tiến triển đến giai đoạn cuối, những thay đổi của não bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng thể chất, chẳng hạn như nuốt, kiểm soát hành vi… Hầu hết bệnh nhân Alzheimer không tử vong do bệnh chính mà thường do các bệnh lý kèm theo như:

  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu.
  • Viêm phổi: nhiễm trùng do việc hít phải các chất nhầy từ dịch dạ dày, hay từ thức ăn… vào phổi hoặc đường hô hấp.
  • Bị ngã và gặp chấn thương: Bệnh nhân thường sẽ khó để định hướng khoảng cách vì vậy nguy cơ bị ngã khi di chuyển và vận động tăng lên. Điều này dẫn đến các trường hợp có thể gãy xương, gặp chấn thương vùng đầu, cổ nặng có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết, tụ máu…

Phương pháp chăm sóc người bệnh

Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt độc lập, bình thường. Rất khó để phân biệt giữa các triệu chứng ở giai đoạn đầu và chứng hay quên bình thường do lão hóa.

Tâm trạng và hành vi có thể thay đổi khi mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Bệnh có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực như: sợ hãi, căng thẳng, tức giận, hoặc thậm chí cảm giác xấu hổ.

Giai đoạn trung bình

Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn này thường không thể tự lập. Họ vẫn có thể tự ăn, uống và tắm rửa. Họ dễ bị lạc, không tìm được đường trở về nhà. Các kiểu hành vi như đi tới đi lui, lục lọi trong ngăn kéo và loay hoay mua quần áo một cách vô thức trở nên thường xuyên hơn.

Người bệnh trở nên dễ tức giận, nghi ngờ,  thậm chí là hành vi hung hăng với người khác. Giai đoạn này, người bệnh trở nên khó khăn hơn khi diễn đạt mọi thứ bằng lời và hiểu những gì người khác nói. Họ cũng nhầm lẫn quá khứ với hiện tại.

Người nhà cần dành toàn bộ thời gian để chăm sóc người bệnh. Cảm giác của người chăm sóc cũng sẽ khá nhạy cảm, vì vậy đừng để sự căng thẳng làm ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân.

Giai đoạn nặng

Giai đoạn này, người bệnh Alzheimer cần sự giúp đỡ liên tục từ người khác. Khả năng ngôn ngữ và nói gần như không thể thực hiện được. Người bệnh cần được giúp đỡ để sinh hoạt hàng ngày.

Lúc này, người bệnh thường xuyên có cảm thấy bồn chồn, ảo giác hoặc nhầm lẫn quá khứ với hiện tại. Họ thường không còn nhận ra người thân. Việc kiểm soát các chức năng cơ thể có thể bị hạn chế.

Ở giai đoạn này, việc chăm sóc tại nhà có thể không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe với bệnh nhân. Vì thế cần đưa bệnh nhân đến các dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp ở cơ sở điều dưỡng chuyên môn hoặc cơ sở chăm sóc bệnh sa sút trí tuệ, nơi có thể giám sát và quản lý đầy đủ.

Phòng khám vật lý trị liệu Vũng Tàu với các phương pháp chăm sóc phục hồi sẽ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau do cơ xương khớp gây ra.

Nguồn: Tổng hợp internet

Tham khảo tham nhiều kiến thức