205 lượt xem

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh suy giảm trí nhớ

nguyen nhan suy giam tri nho

Suy giảm trí nhớ (hay bệnh suy giảm trí nhớ, hội chứng suy giảm trí nhớ) có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của người bệnh. Hiện chưa có cách chữa trị mất trí nhớ nhưng vẫn có một số phương pháp giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Theo các thống kê y tế gần đây, số lượng người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ tăng dần qua các năm. Điều này càng chứng minh được các vấn đề sức khỏe sẽ không né tránh bất kì độ tuổi nào cả.

Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ (Dementia) là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, dẫn đến ngưng trệ quá trình truyền thông tin và lưu giữ trí nhớ về não bộ. Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng y tế hoặc tâm lý nghiêm trọng hơn như bệnh Alzheimerđột quỵ, stress, trầm cảm hoặc chứng mất ngủ. Căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác như: chứng suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng nhận thức hay hội chứng suy giảm trí nhớ.

benh suy giam tri nho

Có nhiều loại suy giảm trí nhớ, từ những loại nhẹ như lơ đãng cho đến bệnh suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Nguyên nhân bệnh suy giảm trí nhớ

Rối loạn giấc ngủ

Khi chúng ta ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, đào thải độc tố và tái tạo năng lượng. Thời điểm này, sóng não được tạo ra nhằm lưu trữ các thông tin trong quá trình ta ngủ sau đó chuyển đến vỏ não để lưu giữ lại ký ức. Việc thiếu ngủ làm ngưng trệ quá trình chuyển thông tin đến não làm bạn mau quên.

Stress và trầm cảm 

Người trẻ tuổi thường trong trạng thái stress kéo dài do phải chịu nhiều áp lực từ các vấn đề trong cuộc sống như học tập, công việc, gia đình,… Việc này tác động trực tiếp đến sự nhận thức và trung tâm thần kinh làm bạn khó tập trung, dễ bị phân tán và tốc độ phản ứng cũng chậm hơn.

Tuổi tác

Khi chúng ta già đi theo thời gian, khả năng ghi nhớ và học hỏi điều mới của não bộ có thể giảm dần. Điều này có thể dẫn đến một số mức độ suy giảm trí nhớ, đặc biệt là khả năng ghi nhớ thông tin mới.

Tác động của gốc tự do trong quá trình chuyển hóa

Một trong những yếu tố gây nên hội chứng này là tác động của các gốc tự do có trong lúc chuyển hóa của cơ thể. Các gốc tự do này ảnh hưởng trực tiếp lên những mô nào có chứa nhiều lipid (não là nơi sử hữu 60% lượng lipid có trong cơ thể). Ở người trẻ thì hoạt động chuyển hóa diễn ra khá mạnh mẽ.

Đặc biệt là trong trường hợp bạn thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, chất kích thích, hoặc thức ăn chứa nhiều năng lượng,…dễ sinh ra nhiều gốc tự do làm tế bào thần kinh dễ bị tổn thương. Từ đó, não bộ sẽ bị hư hỏng gây suy giảm trí nhớ.

Bệnh tật

Nhiều căn bệnh có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Trong đó, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Đồng thời, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây suy giảm trí nhớ.

Mất cân bằng nội tiết tố

Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường hoặc những vấn đề khác ở hệ thống nội tiết có thể gây suy giảm trí nhớ. Chẳng hạn như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp có thể gây ra những vấn đề về trí nhớ.

Công việc quá tải

Áp lực và căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng ghi nhớ, học hỏi. Khi bạn phải đối mặt với quá nhiều công việc cùng một lúc thì bộ não cũng phải xử lý thông tin nhiều hơn. Điều này kéo dài không những khiến bạn mệt mỏi mà còn có thể gây suy giảm trí nhớ.

Chế độ dinh dưỡng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là B12, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Vitamin E, acid béo omega-3 và các chất chống oxy hóa khác cũng rất quan trọng với sức khỏe của não bộ.

Sử dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích có trong thuốc lá, rượu hoặc ma túy có thể là nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Các chất kích thích này có thể gây hại cho não bộ và làm giảm khả năng ghi nhớ.

chua tri suy giam tri nho vung tau

 

Một số dấu hiệu bệnh suy giảm trí nhớ

  • Không nhớ đồ đạc để ở đâu
  • Người bị bệnh suy giảm trí nhớ thường quên các cuộc hội thoại, sự kiện hoặc địa điểm họ vừa mới tìm hiểu.
  • Những người bị bệnh suy giảm trí nhớ có thể thấy khó khăn khi cố gắng làm theo một chỉ dẫn nào đó, chẳng hạn như nấu ăn theo công thức được hướng dẫn sẵn.
  • Một biểu hiện của người bị bệnh suy giảm trí nhớ là gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ quen thuộc hàng ngày, chẳng hạn như nấu ăn, làm việc nhà hoặc lái xe đến một địa điểm quen thuộc.
  • Người bị bệnh suy giảm trí nhớ có thể quên mất ngày trong tuần, năm, thậm chí là mùa.
  • Người bệnh dễ cảm thấy buồn, sợ hoặc lo lắng hơn bình thường. Người bị bệnh suy giảm trí nhớ cũng có thể trở nên nhanh chóng bực dọc hoặc dễ bị kích động.

Hậu quả của bệnh suy giảm trí nhớ với người bệnh

Người bị bệnh suy giảm trí nhớ có thể gặp khó khăn khi nhớ các nhiệm vụ hàng ngày như cuộc hẹn, việc nấu ăn, vệ sinh cơ thể hoặc thậm chí là đi đến một địa điểm quen thuộc. Bệnh lý có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, đặc biệt là trong các công việc đòi hỏi tư duy phức tạp và quản lý thông tin. Người mắc chứng suy giảm trí nhớ dễ bị tự ti và cảm thấy bất lực, từ đó tránh xa các hoạt động xã hội. Điều này cũng có thể gây ra cảm giác cô đơn và trầm cảm.

Đặc biệt, suy giảm trí nhớ có thể do tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh này có thể tăng nặng dần và gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ

  • Tập thể dục đều đặn
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học đặc biệt là các thực phẩm chứa omega-3 và chất chống oxy hóa
  • Chơi trò chơi trí não và tham gia các hoạt động xã hội
  • Ngủ đủ giấc giúp não bộ nghỉ ngơi và phục hồi
  • Sử dụng kỹ thuật thiền để giảm stress và tăng cường khả năng tập trung
  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết

Bạn có thể đến trung tâm vật lý trị liệu Vũng Tàu, hotline 0877.24 72 72 để được kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh và từ đó sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm

Nguồn: Tổng hợp internet

Tham khảo tham nhiều kiến thức